Top 5 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ .Chính vì vậy, các mẹ luôn được khuyến nghị nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Nuôi con bằng sữa mẹ là miềm vui, niềm hạnh phúc của nhiều bà mẹ khi được nuôi con bằng chính nguồn sữa của mình. Tuy vậy, cũng có không ít bà mẹ trẻ gặp một số khó khăn khi thực hành nuôi con bằng sữa mẹ. Các mẹ có thể gặp phải một số vấn đề như đau núm vú, ngực căng sữa khiến mẹ thấy khó khăn hơn khi cho con bú. Mẹ đừng quá lo lắng hãy đến với Top 5 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết của TOPSEOTCT lựa chọn nên ,các mẹ cùng tìm hiểu và tham khảo để có cách xử lý trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ nhé !

1.Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp ở các bà mẹ mới sinh em bé đầu lòng ,chưa có kinh nghiệm do đường tiết sữa bị tắt chưa có được để dẫn sữa ra ngoài hoặc sữa ra với một lượng khá nhỏ .Khi bị tắc tia sữa, bầu vú của mẹ bị căng, cứng, đau nhức, sờ vào ngực thấy một hoặc nhiều cục cứng, có thể xuất hiện triệu chứng sốt. Khi bị tắc tia sữa, mẹ phải cố gắng cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực hút sữa để làm thông ống sữa.

Tắc tia sữa

Cách xử lý:

Cần dùng các biện pháp vắt để thông tia (có thể vắt sữa mẹ bằng tay hoặc dùng máy hút sữa), khi tia sữa thông sẽ hết sốt, tránh được viêm và tạo áp-xe mà không cần dùng kháng sinh. Trường hợp tắc tia sữa lâu trở thành viêm nhiễm nặng ở tuyến vú hoặc thành áp-xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân (tiêm hoặc uống), nếu không khỏi thì phải kết hợp trích tháo mủ sau khi đã dùng kháng sinh.

Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn hướng giải quyết hoặc nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp.

Tắc tia sữa

Nếu tình trạng không được cải thiện thì nên tới bệnh viện để được bác sĩ tư vấn hướng giải quyết hoặc nhờ sự trợ giúp của các đơn vị thông tắc tia sữa chuyên nghiệp.

2.Mẹ ít sữa

Ít sữa là vấn đề đau đầu của không ít chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ. Trước khi tìm lời đáp cho câu hỏi “Mẹ ít sữa phải làm sao?”, hãy bắt đầu bằng việc cách nhận biết tình trạng ít sữa. Nhiều mẹ thắc mắc, tại sao mình lại thuộc nhóm ít sữa khi mà sữa vẫn về ướt áo? Thực ra, những dấu hiệu như cương sữa, xuống sữa khi bé bú, sữa thấm ướt áo không phải là dấu hiệu đáng tin cậy để khẳng định mẹ có đủ sữa cho con.

Mẹ ít sữa

Cách xử lý khi mẹ ít sữa :

  • Cho con bú càng nhiều càng tốt cho bé bú cả ngày lẫn đêm : Sữa mẹ sản xuất theo nhu cầu, bé càng bú mẹ nhiều thì hormone prolactin sản xuất ra càng nhiều, kích thích sữa về nhiều hơn. Chú ý đến tư thế bú của con và hoạt động ngậm bắt núm vú. Hãy để bé bú chán chê bầu vú thứ nhất rồi mới chuyển sang bầu vú thứ hai. Nếu đã tuân thủ những điều này mà bé vẫn bú được ít thì nên hút sữa bằng máy hoặc vắt bằng tay sẽ đó tăng số lần cho bé bú.
  • Nếu bé ngủ trên 4 tiếng, hãy đánh thức bé để bé bú mẹ.
  • Hạn chế tối đa việc cho bé dùng sữa công thức. Chỉ dùng khi hoàn cảnh thật sự bắt buộc.
  • Hạn chế dùng núm vú giả.
  • Luôn giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng hay bị stress.
  • Ngủ đủ giấc ít nhất 8 tiếng/ ngày.
  • Ăn uống đủ chất, cần ăn đa dạng thực phẩm, tăng khẩu phần hơn so với bình thường, đầy đủ 4 nhóm thực phẩm: đạm, béo, đường, vitamin và khoáng chất.
  • Nước rất quan trọng đối với các mẹ đang nuôi con nhỏ, bao gồm sữa, nước quả, nước canh, đặc biệt là nước lọc. Lượng nước cần thiết từ 2,5-3 lít nước. Buổi tối trước khi đi ngủ bạn có thể uống một ly sữa, ban đêm sau khi cho con bú cần uống ngay một ly nước để sữa mau về.
  • Khám và điều trị sớm những bệnh liên quan đến tuyến vú như viêm, áp xe,… hoặc các bệnh nội tiết khác.

Bên cạnh đó, mẹ cũng được khuyến khích thử làm các động tác massage ngực, xoa bóp quanh ngực, bầu vú và núm vú để sữa chảy ra dễ dàng hơn. Tận dụng dòng nước chảy đều trên ngực khi tắm dưới vòi hoa sen cũng là một gợi ý hay mà các mẹ có thể áp dụng.

Mẹ ít sữa nên ăn gì

Nhìn chung, tình trạng sau 6 tháng sữa mẹ ít dần cũng khá phổ biến. Cũng có trường hợp chị em bỗng nhiên mất sữa chỉ vài tuần sau sinh. Lúc này, những cách để có đủ sữa cho bé bú khi sữa mẹ ít dần bao gồm ăn uống bổ dưỡng, lợi sữa, kết hợp nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Điều quan trọng là dù sữa mẹ ít dần nhưng vẫn phải tiếp tục cho bé bú như bình thường thì mới có hi vọng sữa về nhiều trở lại. Các mẹ không nên cho bé dùng sữa khác thay thế hay ăn bột sớm vì sự phát triển toàn diện của bé.

3.Cương tức tuyến vú

Cương tức tuyến vú là do mẹ không cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên, ngậm bắt vú sai cách, hạn chế thời gian mỗi cữ bú. Do đó, nếu trẻ bú được thì phải cho trẻ bú thường xuyên, nếu trẻ không bú được thì cần vắt sữa bằng tay hoặc máy hút sữa. Trước khi cho trẻ bú có thể dùng gạc ấm đắp lên vú, trẻ bú xong thì dùng gạc lạnh để giảm phù nề.

Cương tức tuyến vú

Điều trị cương tức tuyến vú phải được tiến hành sớm nhất có thể. Cương tức tuyến vú không phải là bệnh và không cần thiết phải dùng thuốc. Nếu không, cương tức tuyến vú sẽ chuyển thành viêm vú không nhiễm trùng rồi thành viêm vú nhiễm trùng. Viêm vú cũng có thể nặng lên, hình thành áp xe vú.

Cách xử lý:

  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên: Cho trẻ bú mẹ thường xuyên, ít nhất 1 đến 3 giờ một lần suốt cả ngày và đêm.
  • Cho trẻ bú bao lâu tùy thích, nhưng ít nhất 20 phút cho mỗi lần bú.
  • Nếu bạn thấy trẻ buồn ngủ, hãy đánh thức trẻ để cho bú.
  • Sử dụng kỹ thuật vắt bằng tay hoặc máy hút sữađể hút bớt một ít sữa mẹ trước mỗi lần cho con bú. Điều này sẽ giúp giảm căng tức, làm mềm vú của bạn và giúp bé ngậm đầu vú mẹ dễ dàng hơn.
  • Xoa bóp vú của bạn khi trẻ bú để giúp đẩy nhiều sữa cho trẻ bú hơn.
  • Sau mỗi lần cho con bú, hãy đặt một miếng gạc lạnh lên vú để giúp giảm đau và sưng tấy.
  • Thay đổi các tư thế cho con bú để trẻ hút hết sữa từ các vùng vú của bạn.
  • Nói chuyện với bác sĩ về việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol hoặc Motrin để giúp giảm đau và viêm.
  • Chỉ cho trẻ bú từ một bên trong suốt một cữ bú để giúp bú hết sữa bên đó. Sau đó mới bắt đầu cho bú bên đối diện.
  • Không cho trẻ uống sữa công thức hoặc nước giữa các lần cho con bú. Bé sẽ bú ít sữa mẹ hơn khi đến giờ bú và bạn có nhiều khả năng bị căng sữa.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm ấm cho ngực ngay trước khi cho con bú. Tuy nhiên, bạn không nên chườm nóng ngực giữa các lần cho con bú vì nó có thể khiến tình trạng sưng tấy nặng hơn.
  • Nghỉ ngơi nhiều.
  • Để ý các dấu hiệu chảy sữa, tắc ống dẫn sữa hoặc nhiễm trùng vú.
  • Nếu bạn đang cho trẻ cai sữa, hãy thử cai sữa với tốc độ chậm hơn. Nếu bạn cai sữa dần dần cho con, bạn có thể hoàn toàn không bị căng sữa.
Cương tức tuyến vú

Điều trị chủ yếu của cương tức tuyến vú là làm trống bầu vú. Nhiều bà mẹ lo lắng vắt bỏ sữa vì lo sợ sữa không tốt ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên trẻ vẫn có thể bú sữa này được vì là sữa không nhiễm trùng, và là cách tốt nhất để làm trống bầu vú. Các bà mẹ chú ý quan sát bữa bú, cách đặt trẻ vào vú sao cho ngậm bắt vú hiệu tốt. Chỉ bắt buộc vắt sữa ra khi trẻ không làm được điều này. Sau đó cho trẻ ăn sữa bằng cốc và muỗng.

4.Viêm tuyến vú

Viêm tuyến vú hay còn gọi là viêm tuyến sữa là tình trạng viêm nhiễm ở một hay nhiều ống dẫn sữa của vú dẫn đến các mô vú của phụ nữ bị sưng phù. Triệu chứng của viêm tuyến vú bao gồm: Sưng vú, ấn thấy đau, đỏ thường có dạng hình nêm (hình chữ V), khi cho con bú có cảm giác nóng rát, sốt, sợ lạnh, mệt mỏi…Viêm vú có thể gây nên sốt, ớn lạnh, đau cơ, vú sưng đỏ, đau. Mẹ vẫn tiếp tục cho con bú và nên gọi cho bác sĩ hoặc điều dưỡng để được hướng dẫn xử lý.

Viêm tuyến vú

Các biện pháp xử lý được đưa ra như sau:

  • Nghỉ ngơi nhiều và uống nhiều nước
  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen, để giảm đau hoặc sốt
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát, bao gồm cả áo lót cho đến khi các triệu chứng của bạn được cải thiện
  • Nếu đang cho con bú, hãy tiếp tục cho bé bú và đảm bảo chúng được gắn đúng vào vú
  • Nuôi con bằng sữa mẹ khi bị viêm vú, ngay cả khi bị nhiễm trùng, sẽ không gây hại cho em bé và có thể giúp cải thiện các triệu chứng của mẹ.
  • Người mẹ nên cho con bú thường xuyên hơn, đồng thời thực hiện vắt sữa còn lại sau khi bú và vắt sữa giữa các lần cho ăn
  • Đối với phụ nữ không cho con bú bị viêm vú và phụ nữ cho con bú bị nghi ngờ nhiễm trùng, một liệu trình thuốc kháng sinh thường sẽ được chỉ định để kiểm soát nhiễm trùng.

5.Đau và nứt núm vú

Núm vú bị nứt hoặc núm vú bị chảy máu khiến cho nhiều bà mẹ cảm thấy đau đớn khi cho con bú. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, mẹ không nên chịu đựng mà cần đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được tư vấn hướng điều trị phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Nứt núm vú thường do trẻ ngậm bắt vú sai dẫn đến tình trạng kéo núm vú vào và đẩy ra trong khi mút bú, khi đó da của núm vú sẽ chà xát lên miệng trẻ. Điều này khiến người mẹ rất đau. Tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ gây tổn thương nứt núm vú. 

Đau và nứt núm vú

Các dấu hiệu khác của trẻ ngậm bắt vú kém bao gồm:

  • Núm vú phẳng, có hình nêm hoặc trắng ở cuối cữ bú
  • Đau dữ dội trong mỗi cữ bú
  • Trẻ có vẻ vẫn đói sau khi bú
  • Phần dưới cùng của quầng vú không nằm trong miệng của trẻ

Cách xử lý :

  • Kiểm tra ngậm bắt vú của trẻ: Vị trí ngậm tốt nhất là lệch tâm và trẻ ngậm được nhiều quầng vú bên dưới núm vú. Một cách để đạt được điều này là hướng mũi của trẻ lên với núm vú của bạn sao cho phần nướu dưới của trẻ cách xa chân núm vú khi trẻ mở miệng. Khi trẻ mở miệng, hãy nhanh chóng ôm trẻ vào lòng. Núm vú sẽ được đẩy sâu vào trong miệng bé.
  • Thử các tư thế cho bú khác nhau. Bạn có thể thấy rằng một số tư thế nhất định, chẳng hạn như để con bạn nằm trong lòng bạn, nằm bên cạnh sẽ giúp con bạn ngậm vú đúng cách dễ dàng hơn và thoải mái hơn nhiều so với những vị trí khác.
  • Cho bú ở bên ít bị tổn thương trước. Trẻ sơ sinh thường bú nhẹ nhàng hơn ở bên vú còn lại khi trẻ đã đỡ đói hơn. Bạn cũng có thể thử hạn chế cho trẻ bú ít hơn 10 phút ở bên bị tổn thương.
  • Chườm nhanh một túi lạnh để làm tê vùng núm vú bị thương trước khi cho con bú. Lạnh có thể giúp giảm cơn đau, đặc biệt khi cho bắt đầu cho trẻ bú có xu hướng đau nhất.
  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên. Cho con bú sau hai đến ba giờ có thể giúp ngăn ngừa vú căng sữa.
  • Hút sữa trước khi cho con bú. Nếu bạn gặp khó khăn trong tình trạng căng sữa khiến núm vú bị nông, bạn có thể hút sữa một hoặc hai phút trước khi cho con bú để chuẩn bị cho núm vú cho trẻ dễ dàng bắt vú tốt hơn.
  • Hạn chế thời gian cho con bú. Một số trẻ sẽ tiếp tục ngậm vú ngay cả khi không bú thêm sữa, điều này có thể gây kích ứng da. Lắng nghe bé nuốt và khi bé không nuốt nữa, nhẹ nhàng tách bé ra khỏi vú bạn. Bạn cũng có thể thử giới hạn thời lượng của các cữ bú từ 10 đến 15 phút mỗi bên. Nếu bạn hạn chế thời gian cho con bú, hãy cân nhắc vắt sữa bằng tay hoặc hút sữa để duy trì nguồn sữa lâu dài.

Bài viết trên là Top 5 Vấn đề thường gặp và cách xử lý khi nuôi con bằng sữa mẹ mà các mẹ nên biết TOPSEOTCT muốn gửi đến các bà mẹ trước và khi sinh con .Hy vọng qua bài viếts này các mẹ tham khảo và biết cách xử lý khi gặp một trong các trường hợp trên nhé ! chúc các bạn nuôi con thật khỏe mạnh và hạnh phúc.

>> Xêm Thêm:

Top 10 Thương hiệu nước suối đóng chai được ưa chuộng nhất

Top 12 Sai lầm lớn nhất các bạn gái không nên mắc phải

Top 10 Cuốn sách bổ ích nhất cho mẹ khi nuôi con nhỏ

 

 

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *