Trong chương trình Ngữ văn lớp 9, ta sẽ bắt gặp đề bài lập dàn ý thuyết minh về con vật nuôi mà em yêu thích, khi bắt đầu làm quen với dạng đề thuyết minh. Đây là một đề bài không khó nhưng cũng không phải dễ viết. Để làm tốt bài tập này, chúng ta phải biết cách lập dàn ý chi tiết. Mời các bạn tham khảo Top 10 Dàn ý bài văn thuyết minh về con vật nuôi mà em thích chi tiết nhất mà TOPSEOTCT đã tổng hợp trong bài viết dưới đây.
1.Dàn ý thuyết minh về con bò
I. MỞ BÀI: Dẫn dắt ,giới thiệu con bò mà em yêu thích.(loài động vật to lớn, hiền lành, chịu khó, thân thuộc với cuộc sống của người dân nông thôn,…).
Bạn đang xem: Top 10 Dàn ý bài văn thuyết minh về con vật nuôi mà em thích chi tiết nhất
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về con bò:
– Bò là một loại động vật móng guốc được thuần hóa.
– Ngày nay, bò được chăn nuôi như gia súc ở nhiều nơi.
– Là loài động vật nhai lại.
2. Đặc điểm của con bò:
Môi trường sống: khác nhau tùy vào giống
– Thân hình to
– Có 4 chân, chân cao, móng guốc.
– Trên đầu có 2 sừng ngắn, tiết diện tròn.
– Màu lông đa dạng, tùy theo giống cụ thể (vàng, nâu, xám, trắng đen,…)
– Thức ăn chủ yếu là thực vật, cỏ xanh.
* Phân loại các loại bò (theo mục đích sử dụng):
– Bò thịt
– Bò sữa
3. Vai trò của con bò:
– Cung cấp sức kéo (kéo xe, kéo cày,…).
– Cung cấp thịt cho nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
– Cung cấp sữa bò đáp ứng cho nhu cầu ẩm thực, sản xuất phô mai, bơ, sữa bột, sữa tươi,…
– Da bò được dùng làm các sản phẩm thuộc da, giày dép, quần áo,…
– Tăng thêm nguồn thu nhập cho con người.
– Bò cũng là biểu tượng cho một số tín ngưỡng, tôn giáo
III. KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ ,cảm nhận của bản thân về loài bò (thân thiện với con người, mang lại nhiều lợi ích,…). Lời khuyên (nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ,…).
2. Dàn ý thuyết minh về Con vịt
a. Mở bài
– Vịt cũng là một loài vật nuôi vô cùng quen thuộc đối với con người, đặc biệt là đối với người nông dân.
– Ở Việt Nam, chăn nuôi vịt đã trở thành một ngành nghề riêng biệt đang rất phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cao, thịt vịt là loại thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và được rất nhiều người ưa thích.
b. Thân bài
* Nguồn gốc:
– Có nguồn gốc từ loài Vịt cổ xanh xuất hiện ở các nước Đông Nam Á cách đây vài ngàn năm, được xếp vào nhóm thủy cầm.
– Tên khoa học của vịt là Anas platyrhynchos domesticus thuộc họ Vịt (Anatidae), bộ Ngỗng (Anseriformes), ở Việt Nam, phổ biến nhất là giống vịt cỏ, hay còn gọi là vịt chạy đồng.
* Đặc điểm:
– Vịt cỏ có nhiều màu lông khác nhau, điểm chung là loài vịt có một bộ lông mượt mà, dày và không thấm nước.
– Thân vịt nhỏ, ngực lép, cổ dài, mắt sáng linh động, chân cao, giữa các ngón có màng bơi, di chuyển khá nhanh và bơi khỏe, kiếm mồi cũng rất giỏi.
– Đặc điểm nổi bật nhất của vịt, cũng như toàn Bộ Ngỗng (Anseriformes) là chiếc mỏ dẹt, dài và khỏe, phần lớn chúng có màu vàng hơi cam, thuận tiện cho vịt xúc, rẽ nước tìm mồi.
– Con trống trưởng thành nặng 1,7kg, con mái nhẹ hơn khoảng vào 1,5kg…
c Sinh sản và phân bố:
– Vịt đẻ trứng quanh năm, con mái trưởng thành có thể đẻ từ 150-200 quả trứng mỗi năm, tỉ lệ thụ tinh của vịt rất cao tầm 94,3%, tỉ lệ trứng ấp nở thành con là 81,2%
– Thông thường, một con vịt nuôi từ 65-70 ngày là mọc đủ lông, 70-80 ngày là có thể giết thịt.
– Được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
d. Vai trò:
– Vịt cung cấp lông, thịt, trứng cho con người.
– Trong Đông y, là thức ăn bổ dưỡng dùng tư âm, dưỡng vị.
3. Kết bài:
– Vịt nhà là giống gia cầm quen thuộc, dường như đã trở thành một biểu tượng cho làng quê Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng sông nước.
– Vịt không chỉ mang lại giá trị kinh tế nâng cao thu nhập cho người nông dân mà không phải tốn quá nhiều kỹ thuật chăn nuôi, mà còn đem lại những món ăn ngon, giúp mâm cơm Việt thêm đậm đà bản sắc.
3.Dàn Ý Thuyết Minh Về Con Mèo
1. Mở bài
– Dẫn dắt vào vấn đề: Bằng bài ca dao “Chị ơi em có con mèo… vồ được ngay”
– Giới thiệu loài vật cần thuyết minh: Con mèo.
2. Thân bài
– Mèo là loài vật có vú và ăn thịt, sống trong nhà như một thú nuôi, có loại sống hoang dã
– Nguồn gốc: Mèo rừng Châu Phi
– Các giống mèo: Tam thể, mèo mun, mèo mướp, mèo Ba Tư lông dài, mèo Văn Thổ,…
– Cân nặng trung bình: Từ 2 kg đến 8 kg
– Tuổi thọ: 12 – 18 năm
– Sinh sản:
+ Mèo sinh theo lứa, mỗi lứa từ một đến bốn con
+ Mèo con được 4 tuần sẽ được mẹ dạy cách leo trèo, kiếm mồi, săn mồi… Chúng thường học khá nhanh và rất nhanh chóng thích nghi được với cuộc sống…
Xem thêm : Top 10 Cánh đồng muối đẹp nổi tiếng nhất Việt Nam
3. Tập tính loài mèo:
– Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.
– Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
– Có khả năng săn mồi tốt.
4. Vai trò:
– Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
– Tạo ra niềm vui cho con người.
5. Lời khuyên:
– Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
– Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.
III. KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,…). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,…).
4.Dàn Ý Thuyết Minh Về Con Trâu
1. Mở bài:
– Giới thiệu chung về hình ảnh con trâu trên đồng ruộng, làng quê Việt Nam.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc, đặc điểm của loài trâu:
– Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa, thuộc nhóm trâu đầm lầy.
– Là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen; thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừnghình lưỡi liềm…
– Trâu mỗi năm chỉ đẻ từ một đến hai lứa, mỗi lứa một con…
b. Lợi ích của con trâu:
* Trong đời sống vật chất:
– Trâu nuôi chủ yếu để kéo cày, bừa, giúp người nông dân làm ra hạt lúa, hạtgạo.
– Là tài sản quý giá của nhà nông.
– Cung cấp thịt; cung cấp da, sừng để làm đồ mĩ nghệ…
* Trong đời sống tinh thần:
– Trâu là người bạn thân thiết với tuổi thơ của trẻ em ở nông thôn một buổi đihọc, một buổi đi chăn trâu: thổi sáo, đọc sách, thả diều, đánh trận giả khi chăn trâu…
– Bổ sung hai câu thơ của nhà thơ Giang Nam viết về tuổi thơ chăn trâu:
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
– Con trâu với lễ hội ở Việt Nam:
+ Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
+ Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
+ Là biểu tượng của Sea Game 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
3. Kết bài:
– Khẳng định lại vai trò của con trâu trong đời sống người nông dân ở làng quêViệt Nam.
– Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
5.Dàn Ý Thuyết Minh Về Con Chó
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về giống vật nuôi (chó)
B. Thân bài:
Luận điểm 1: Nguồn gốc
– Chó là loài động vật có vú, có tổ tiên là loài cáo và chó sói; sau đó tiến hóa thành loài chó nhỏ, màu xám, sống trong rừng, dần dần được con người thuần hóa và trở thành vật nuôi phổ biến nhất trên thế giới.
Luận điểm 2: Phân loại
– Chó ở Việt Nam được chia thành 2 loại chính: chó thuần chủng có nguồn gốc tại Việt Nam (chó cỏ) và chó có nguồn gốc từ nước ngoài (chó Alaska, chó Bulldog,…)
Luận điểm 3: Đặc điểm
– Chó là loài động vật có vú, các bộ phận cơ thể phát triển khá hoàn thiện, gồm: phần đầu, phần thân, và phần đuôi.
– Chó đặc biệt phát triển ở các giác quan: thính giác, khứu giác, giúp nó có thể thích nghi với hoạt động săn mồi.
+ Chó có đôi tai to, rất thính, có thể nhận biết được 35.000 âm rung chỉ trong 1 giây
+ Mũi chó rất thính, có thể nhận biết tới tối đa 220 triệu mùi khác nhau. Đặc biệt ở phần mũi chó, sống mũi và các nếp nhăn trên mũi sẽ tạo ra những đường vân độc nhất, gọi là vân mũi – thứ giúp nhận định danh tính của chúng.
– Mắt chó có 3 mí: một mí trên, một mí dưới và mí thứ 3 nằm ở giữa, hơi sâu vào phía trong, giúp bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Chó phân biệt vật thể theo thứ tự: từ chuyển động đến ánh sáng rồi mới đến hình dạng. Vì vậy mà thị giác của chó rất kém, khả năng nhận biết màu sắc kém, nhưng bù lại, chúng có thể quan sát khá rõ trong đêm tối.
– Não chó rất phát triển, theo một nghiên cứu khoa học, trí tuệ của loài chó có thể tương đương với một đứa trẻ 2 tuổi. Vì vậy, loài chó là một trong những loài vật được nuôi nhiều nhất trên thế giới vì sự thông minh, nhạy bén, dễ bảo, và đặc biệt trung thành với chủ.
– Về thời gian sinh sản: Thời gian mang thai trung bình của chó từ 60-62 ngày. Chó khi mới sinh ra được bú mẹ và chăm sóc đến khi trưởng thành. Trong thời gian mang thai và chăm sóc con, chó mẹ rất hung dữ và nhạy cảm.
– Về sức khỏe: chó có tuổi thọ khá cao so với các con vật nuôi khác, trong điều kiện thuận lợi, chó có thể sống tới 12 đến 15 năm.
Luận điểm 4: Lợi ích và ý nghĩa của loài chó
– Chó được nuôi với rất nhiều mục đích, chủ yếu là giữ nhà hoặc làm thú chơi. Thịt của chó đặc biệt có rất nhiều chất đạm, vì vậy, một số nơi nuôi chó để lấy thịt. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều người trên thế giới đang kêu gọi không ăn thịt chó bởi chó là loài động vật thông minh, tình cảm và trung thành, sống gắn bó với con người.
– Trong đời sống văn hóa, chó gắn bó với con người như một người bạn, một người thân trong gia đình. Chó là biểu tượng của lòng trung thành, dũng cảm, lòng tin và sự yêu thương.
Luận điểm 5: Một số lưu ý khi nuôi chó
– Chó là loài vật dễ nuôi, dễ bảo. Tuy nhiên khi nuôi cần chú ý một số điều:
+ Tránh bạo hành chó
+ Chú ý nguồn thức ăn: Một số thức ăn gây ngộ độc cho chó: Socola, hành, tỏi, nho,…
+ Đối với những loài chó dữ, người nuôi chó cần có lồng nhốt hoặc xích để giữ chó
+ Tiêm phòng cho chó ngay từ khi còn nhỏ, đặc biệt là tiêm phòng dại.
C. Kết bài: Khái quát lợi ích của vật nuôi.
6.Dàn ý thuyết minh về con ếch
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về con ếch
2. Thân bài
– Hình dáng của ếch: nhỏ chỉ dài khoảng từ 7-13 cm
– Đặc điểm nhận dạng của ếch:
+ Chân gồm 4 chân, hai chân trước và hai chân sau
+ Thân và đầu gắn liền thành một khối
+ Da có màu xanh rêu có thêm ít chấm
– Ếch với hoạt động: săn bắt mồi, sinh sản,…
– Lợi ích của ếch:
+ Ếch bảo vệ mùa màng, ăn côn trùng có hại cho con người,
+ Là chất liệu cho văn học, âm nhạc dân gian.
3. Kết bài
Xem thêm : Top 15 Công ty tư vấn du học uy tín tốt nhất TPHCM
Khẳng định lại vai trò của loài ếch.
7.Dàn Ý Thuyết Minh Về Con Thỏ
1. Mở bài
Giới thiệu con thỏ, một loài vật nhỏ bé với vẻ ngoài dễ thương.
2. Thân bài
– Giới thiệu khái quát:
+ Thỏ là loài động vật có vú, được nuôi nhốt, nuôi thả hoặc thỏ hoang sống tự do trong rừng.
+ Thỏ có lông mao dày, thích nghi tốt với điều kiện lạnh, khô.
– Nguồn gốc:
+ Động vật có vú, sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới. Loài thỏ lần đầu được con người biết đến ở châu u, khoảng 1000 năm trước công nguyên.
+ Thỏ được phân thành bảy loại.
+ Tuổi thọ của thỏ kéo dài từ 4 – 10 năm, thời kì mang thai kéo dài 31 ngày.
+ Thỏ nhà thường yếu hơn thỏ rừng, sống trong các lồng lớn tránh bị đuổi bắt bởi thú ăn thịt.
– Cấu tạo:
+ Là động vật có tứ chi, chạy nhanh, lông dày, mềm, ấm, thường có màu trắng, đen hoặc nâu vàng.
+ Hai tai dài, bắt tín hiệu rất tốt. Khi săn mồi, thỏ thường dựng tai để lắng nghe chuyển động âm thanh. Khi nghỉ ngơi, tai thỏ cụp lại theo chiều dọc thân.
+ Mắt thỏ thường có màu đỏ, đen hoặc nâu, nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng thường, có tuyến lệ hoạt động, phù hợp với việc sinh tồn trên cạn.
+ Mũi thỏ nhỏ và có khả năng đánh hơi.
+ Hàm răng sắc với hai răng cửa là răng chính, nhọn, bén và dài do tập tính gặm nhấm.
– Tập tính:
+ Thỏ uống nước sạch và ăn thực vật như bắp cải, cà rốt, cải xanh và các hoa quả có màu xanh lục khác.
+ Thỏ sống trong nhiệt độ mát mẻ, từ 10 – 25 độ là nhiệt độ thích hợp nhất để thỏ phát triển và sinh hoạt.
+ Thỏ thường có tập tính đào hang làm tổ để đẻ con và sinh sống.
– Vai trò:
+ Thỏ vừa được săn bắn hoặc nuôi lấy thịt. Da thỏ dùng để làm áo hoặc phụ kiện như mũ, khăn. Lông thỏ được đính lên quần áo. Chất thải của thỏ cũng là loại phân bón tốt cho cây trồng. Sữa thỏ dùng làm thuốc hoặc chế biến thành thực phẩm giàu dinh dưỡng.
+ Thỏ được nuôi làm thú cưng trong gia đình. Ngoài ra, thỏ được nuôi trong các vườn bách thú để tham quan.
+ Trong văn hóa Trung Quốc, thỏ là một trong số 12 con giáp.
+ Tuy nhiên, thỏ là một loài gây dịch bệnh cũng như phá hoại mùa màng do tập tính gặm nhấm. Tại Úc, người ta đánh bẫy và tiêu diệt thỏ để tránh ảnh hưởng xấu tới môi trường.
3. Kết bài
Thỏ vẫn đang là loại động vật quen thuộc được khai thác phục vụ nhu cầu của con người. Nuôi nhốt, kiểm soát số lượng thỏ là cách tốt nhất để duy trì sự sống của loài vật này, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực của thỏ tới môi trường tự nhiên.
8.Dàn ý thuyết minh về con cá chép
1. Mở bài
Giới thiệu về cá chép: Loài cá nước ngọt phổ biến được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày trong bữa cơm của người Việt.
2. Thân bài
– Nguồn gốc: Cá chép có nguồn gốc ở châu u và châu Á, hiện đã sinh sống tại tất cả các môi trường trên thế giới.
– Cấu tạo:
+ Thường có màu vàng, đen, màu sắc sẫm dần về phía vây lưng.
+ Thân cá chép thon dài, hẹp ở hai phần đầu và đuôi.
+ Vảy cá xếp sát nhau tạo thành lớp bảo vệ cho cá khỏi va xước khi di chuyển.
+ Đầu cá chép nhỏ, mắt đối xứng hai bên cùng hệ thống giác quan gồm mũi, miệng và râu.
+ Mang cá áp sát thân, là cơ quan hô hấp để cá thở được dưới môi trường nước.
+ Lớp vây bám dọc thân, cá chép có hai vây nhỏ sát mang giúp di chuyển dễ dàng.
+ Đuôi cá hình rẻ quạt, chia đôi đối xứng có chức năng giữ thăng bằng, giúp cá bơi đúng hướng.
– Trong quá trình bơi, cá chép uốn mình, hai thùy vây đuôi uốn thành hình số tám, đưa thân cá tiến lên phía trước. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vây đuôi, vây lưng và và đôi vây ngực khiến cá chép di chuyển nhanh chóng, dễ dàng.
– Tập tính: Cá chép thường ăn những thực vật mềm như rong, rêu, thích sống thành bầy để cùng nhau kiếm ăn.
– Cá chép sinh sản theo mùa, mỗi ổ trứng cá sinh sản được từ ba đến bốn nghìn cá thể cá con. Số lượng cá chép mỗi mùa rất lớn, mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho người chăn nuôi.
– Vai trò:
+ Thực phẩm bổ dưỡng
+ Vị thuốc trong y học
– Về mặt văn hóa, tinh thần:
+ Cá chép theo quan niệm dân gian được cho là con vật gắn với biểu tượng sức khỏe dồi dào, trường thọ.
→ Truyền thuyết “cá chép hóa rồng” dùng để nhắc đến sự thi cử đỗ đạt của học trò, sự thành công trong làm ăn, buôn bán.
+ Cá chép cũng được chọn làm con vật linh, dùng để phóng sinh khi đi chùa chiền, lễ Phật.
3. Kết bài
Cá chép là loài động vật gần gũi, thân thuộc với người Việt Nam. Để đảm bảo chất lượng và số lượng cá chép, cần bảo tồn, nuôi trồng có kế hoạch, khai thác hợp lý, điều độ để cá chép có điều kiện và khả năng sinh sản tốt, phục vụ nhu cầu con người.
9.Dàn ý thuyết minh về con lợn
1. Mở bài
– Trong nông nghiệp, lợn là loài gia súc được chăn nuôi phổ biến nhất tạo ra giá trị kinh tế cao, là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường, với giá cả phải chăng, nhiều chất dinh dưỡng.
– Tuy nhiên nhiều người đã rất nhiều lần ăn thịt lợn, nhưng vẫn chưa thể hình dung ra hình dáng, tập tính của lợn, bài viết này sẽ giúp mọi người làm điều đó.
2. Thân bài
* Nguồn gốc:
– Tồn tại từ rất sớm khoảng những năm 13000 – 12700 TCN.
– Có nguồn gốc từ loài lợn rừng bản địa của vùng Đông Nam Á.
– Ở Việt Nam, nghề nuôi lợn đã sớm phát triển từ thời các vua Hùng.
– Lợn nhà có tên khoa học là Sus scrofa domesticus thuộc họ Lợn (Suidae), ở nước ta có hai tên gọi phổ biến cho loài này là lợn đối với miền Bắc, còn miền Trung và Nam vẫn hay gọi là heo.
* Đặc điểm hình dáng:
– Dáng thấp, thân tròn, lông thưa và ngắn, tùy theo giống mà da có màu khác nhau, khuôn mũi tròn, để lộ hai lỗ mũi, có lông, rất nhạy cảm.
– Đa số số các giống lợn có tai dài, phẳng, mắt có thị lực kém, chân ngắn có móng cứng chẻ làm ba.
– Một con lợn trưởng thành có kích thước khoảng 90 – 200 cm, nặng từ 130 – 350 kg tùy loài, tuổi thọ dao động từ 12-17 năm.
* Tập tính:
– Là loài ăn tạp, dùng cái mũi nhạy và khỏe cùng 4 chân để ủi và đào bới tìm kiếm thức ăn, thích đắm mình trong các vũng bùn để bảo vệ cơ thể.
– Có khả năng chịu đựng những điều kiện sống kham khổ và có tính thích nghi mạnh mẽ với nhiều điều kiện khí hậu thổ nhưỡng.
– Có khả năng sinh sản nhanh và rất mắn đẻ, một năm lợn có thể mang thai 2 lứa mỗi lứa đẻ có thể sinh ra từ 10 – 15 con.
* Công dụng:
– Nuôi lấy thịt.
– Lông dùng làm bàn chải.
– Trong y học, dùng làm thí nghiệm, cấy ghép da.
– Nuôi làm thú cưng.
3. Kết bài
– Lợn là một loài vật quen thuộc và gần gũi có những đóng góp và vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người, là một loại thực phẩm phổ biến, giá cả phải chăng cung cấp phần lớn protein trong khẩu phần ăn cho con người.
– Hiện nay chăn nuôi lợn đã trở thành một ngành có giá trị kinh tế cao, nâng cao chất lượng cuộc sống của những người nông dân.
10.Dàn ý thuyết minh về con chim bồ câu
I. Mở bài: Giới thiệu chung: Chim bồ câu là giống chim được thuần hóa từ’ lâu đời, rất gần gũi với cuộc sống của con người.
II. Thân bài:
1. Các giống chim bồ câu:
– Trên thế giới có khoảng 150 giống chim bồ câu.
– Bồ câu ta mình nhỏ, đuôi thon; lông nhiều màu (trắng, nâu, xám, đốm,…) trọng lượng chỉ khoảng trên dưới nửa kí lô.
– Bồ câu các nước khác như bồ câu Pháp, Hà Lan, Mĩ …, trọng lượng gần 1 kí lô. Bồ câu làm cảnh của Nhật phần lớn lông màu trắng, đuôi xòe rất đẹp.
2. Các bộ phận của con chim bồ câu:
– Lông vũ.
– Mình chim hình thoi, đuôi dài, mô nhỏ và cong, mắt nâu tròn, trông linh hoạt, dễ thương.
– CỔ chim dài khoảng 6 đến 7 phân (cm).
– Chân gồm ba ngón trước, một ngón sau, màu hồng thâm, có vẩy bao bọc.
3. Đời sống:
– Sống thành từng đôi, theo dàn, thích nơi khô ráo, sạch sẽ. Con mái đẻ mỗi lứa hai trứng, một tháng một lần.
4. Vai trò và ý nghĩa:
– Người ta nuôi chim bồ câu để ăn thịt, làm cảnh, đưa thư…
– Chim bồ câu gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của con người.
III. Kết bài:
Vai trò của con chim bồ câu: Chim bồ câu rất có ích cho con người về kinh tế và đời sống tình cảm. Ngày xưa, bồ câu dùng để đưa thư liên lạc. Ngày hay, bồ câu là hình ảnh tượng trưng cho hòa bình.
TOPSEOTCT hi vọng bài viết trên giúp bạn tham khảo cách lập dàn ý để làm bài văn thuyết minh Top 10 Dàn ý bài văn thuyết minh về con vật nuôi mà em thích chi tiết nhất. Chúc các bạn học tốt và tiếp tục theo dõi các bài văn hay trên nhé!
>>Xêm Thêm:
TOP 10 Công ty thi công cửa nhựa Đà Nẵng
TOP 10 Địa chỉ bán giường gỗ tại TPHCM
TOP 10 Địa chỉ bán giường gỗ tại Hà Nội
TOP 10 Công ty thi công sàn nhựa tại Đà Nẵng
Nguồn: https://topseotct.com
Danh mục: Tin tức
- Top 10 bài thơ về tình yêu hay nhất của Xuân Diệu
- TOP 10 Dịch vụ cho thuê xe cẩu uy tín Đà Nẵng
- Top 10 nhà hàng buffet ngon nổi tiếng tại Đà Nẵng
- TOP 10 Công ty làm visa uy tín giá rẻ tại Nha Trang
- TOP 10 Công ty thiết kế nhà tại Đà Nẵng
- Top 10 Cầu thủ bóng đá thuận cả hai chân hay nhất Thế giới
- [Top 10] Công ty khắc dấu tại Đà Nẵng UY Tín hàng đầu
- TOP 1 Sephera: Cách lên đồ, bảng ngọc, phù hiệu mới Nhất
- TOP 10 Công ty Marketing Chuyên Nghiệp tại Đà Nẵng
- Top 10 Bài văn viết về ngày Tết ở quê em hay nhất